Cây Đàn Thảo là một loài cỏ nền rất đẹp trong thế giới thủy sinh hiện nay. Với thân hình mỏng manh và màu sắc tuyệt đẹp, cây Đàn Thảo đang dần trở thành một trong những loại cây trãi nền được ưu chuộng nhất. Do thân hình mỏng manh và rễ lại bé nên nhiều người ví cây Đàn Thảo như là một cô tiểu thư đỏng đảnh khó khuất phục được, tuy nhiên nhược điểm duy nhất của chúng lá khó cắm xuống nền, ngoài ra thì cây Đàn Thảo cũng rất dễ chăm sóc và phát triển khá lẹ khi đã ổn định được trong hồ thủy sinh.
Đặc điểm cây Đàn Thảo thủy sinh
- Tên khoa học cây Đàn Thảo: Elatine Triandra
- Vị trí trồng: tiền cảnh
- Xuất xứ: Châu Á
- Kích thước: nhỏ và mộc bò dài
- Màu sắc: xanh lá mạ rất đẹp
- Ánh sáng: trung bình - cao
- Nhiệt độ: 10 – 28 độ C
- pH: 6.0 – 8.0
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Chăm sóc: trung bình - khó
- Trồng cạn và bán cạn:
Cây Đàn Thảo được tìm thấy rộng rãi khắp vùng ôn đới kéo dài tới vùng khí hậu nhiệt đới: Bắc Mỹ qua Châu Âu, Châu Á, Úc đến New Zealand. Trong tự nhiên cây Đàn Thảo thường mộc ở các khe suối đá, các thửa ruộng hoặc trong các khu vực ao có đất mùn. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của chúng khá cao nên cây Đàn Thảo được bán rộng rãi ở các cửa hàng thủy sinh khắp mọi nơi.
Thân hình của cây Đàn Thảo khá mỏng manh, lá dài và màu sắc rất đẹp. Chúng mộc thành bụi và lan tỏa ra khắp nền, không bao lâu chúng sẽ che phủ hết cả mặt nền và thành thảm cỏ xanh ngát trong hồ thủy sinh. Lưu ý rằng nếu muốn Đàn Thảo bò sát nền thì đánh ánh sáng cao một tí.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây Đàn Thảo cũng khá cao, nếu không có CO2 thì cây vẫn mộc được, nhưng khi nhiệt độ mát và cung cấp đầy đủ CO2 thì bạn sẽ thấy chúc mộc lẹ hơn nhiều. Đôi khi người ta chỉ cần 1 tháng đã thấy full thảm cây Đàn Thảo dưới nền. Ngoài ra người ta còn dùng cây Đàn Thảo để kiểm tra lượng chất sắt trong hồ, nếu lượng chất sắc thiếu thì cây Đàn Thảo sẻ ngã vàng. Chỉ cần bổ sung lượng nhỏ là vấn đề vàng lá có thể được giải quyết.
Vấn đề sinh sản của cây Đàn Thảo cũng khá dễ, do đặc tính là bò sát nền nên chúng chia thành từng đốt lá nhỏ và rễ cắm thẳng xuống nền, vì vậy chỉ cần ngắt ra từng đốt nhỏ kèm với lá và rễ là bạn có thể gieo xuống nền trồng. Do là cây Đàn Thảo khá nhỏ nên cũng dễ làm nãn lòng các chiến sĩ thủy sinh, vì vậy lúc cắm nên dùng cây nhíp có 2 đầu nhọn sẽ dễ dàng hơn.
Tóm lại cây Đàn Thảo là cây hơi khó trồng, nhưng chúng tạo nên một thảm cỏ rất đẹp trong hồ thủy sinh. Chỉ cần kiên nhất trong thời gian đầu và sau đó bạn sẽ thấy kết quả tốt đẹp. Đừng vì một chút nãn lòng khó cắm cây mà từ bỏ một nét đẹp của thiên nhiên ban tặng cho hồ thủy sinh với cây Đàn Thảo này.
Các lưu ý cơ bản về cây Đàn Thảo thủy sinh
- Ánh sáng : trung bình – cao.
- Nhiệt độ hồ: mát.
- Thay nước đều để tránh rêu hại : 30 – 50% nước hồ mỗi tuần.
- Cắt tỉa cây Đàn Thảo thường xuyên để tránh mộc dày thành bụi cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét